Hội thảo khoa học: “Di sản văn hoá Bắc Từ Liêm, Làng Khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị Di sản văn hoá, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”

Hội thảo khoa học: “Di sản văn hoá Bắc Từ Liêm, Làng Khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị Di sản văn hoá, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”

Ngày 27-8, UBND quận Bắc Từ Liêm và Ban sưu tầm biên soạn Địa chí Bắc Từ Liêm, Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, Làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”. 

Nằm trong chương trình Nghiên cứu, biên soạn Địa chí Bắc Từ Liêm,  ĐU - UBND - HĐND và Ban chỉ đạo biên soạn Địa chí Bắc Từ Liêm phối hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di sản văn hoá Bắc Từ Liêm, Làng Khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị Di sản văn hoá, du lịch trong phát triển CNVH, xây dựng TP Sáng tạo”. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm (1/1/2014-1/1/2024); Chào mừng Quốc khánh 2-9 và hướng đến Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1945-10/10/2024).

Chủ tọa Hội thảo 

Trong phát biểu khai mạc hội thảo, Bà Lê Thị Thu Hương (Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm) nhấn mạnh: Quận Bắc Từ Liêm có vị trí tương đối thuận lợi, là cửa ngõ Tây Bắc của khu vực nội đô. Quận có hệ thống sông, hồ khá phong phú, tạo lợi thế, tiềm năng cho việc phát triển đô thị sinh thái, không gian mở, cảnh quan đẹp. Có hệ thống hạ tầng giao thông khá đa dạng gồm các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường sông. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bắc Từ Liêm là một phần của đô thị trung tâm, nằm trong vùng nệm xanh của Thành phố. Đồng thời, Bắc Từ Liêm cũng sở hữu 15 di tích, trong đó 63 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (gồm 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp thành phố). Bên cạnh đó, quận có 35 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 3 lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 29 lễ hội truyền thống, 26 di tích cách mạng kháng chiến và nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt là Làng khoa bảng - làng cổ Đông Ngạc.

 

Lê Thị Thu Hương, Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm

“Đây là tài nguyên và nguồn lực văn hóa vô cùng quan trọng, có thể trở thành động lực, là yếu tố cạnh tranh quan trọng tạo ra đột phá cho sự phát triển du lịch bền vững quận Bắc Từ Liêm"

Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa nói chung và các giá trị di sản văn hóa nói riêng cho phát triển du lịch trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy Hội thảo là cơ hội tốt để các nhà khoa học, các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm, thảo luận những vấn đề thực tiễn nhằm tìm kiếm giải pháp đồng bộ giúp địa phương triển khai các kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là một trong số những nội dung quan tâm của các GS, PGS, TS, các nhà khoa học đang thực hiện công tác biên soạn địa chí Bắc Từ Liêm. 

TS Bùi Văn Tuấn

 Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Tổng chủ biên Địa chí Bắc Từ Liêm 

Hội thảo đã nhận được tất cả 29 tham luận của hơn 30 tác giả tham dự hội thảo. Các báo cáo tập trung đi sâu vào bốn vấn đề chính: Nghiên cứu nhận diện giá trị di sản văn hóa của vùng đất Từ Liêm trước đây và quận Bắc Từ Liêm ngày nay; làm rõ một số vấn đề lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Bắc Từ Liêm gắn với phát triển du lịch, Công nghiệp văn hóa và Thành phố sáng tạo; Cung cấp những kinh nghiệm, mô hình thành công về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa và Thành phố sáng tạo; Nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, Làng Khoa bảng Đông Ngạc, đồng thời chỉ rõ một số nguyên nhân, xu hướng khai thác, phát huy và kết nối các chuỗi giá trị trong phát triển du lịch. Công nghiệp văn hóa, xây dựng Thành phố Sáng tạo; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững quận Bắc Từ Liêm trong phát triển du Công nghiệp văn hóa, xây dựng Thành phố Sáng tạo của Thủ đô. 

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, phát biểu kết luận Hội Thảo

Đặc biệt, Hội thảo đón nhận được chia sẻ thực tiến đến từ TS Đinh Văn Viễn, Trưởng khoa Du lịch Đại học Hoa Lư về vấn đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch với điểm nhìn thực tiễn đến từ vấn đề thực tiễn của Ninh Bình. 

TS Đinh Văn Viễn, Trưởng khoa Du lịch Đại học Hoa Lư

Cùng với đó, Hội thảo cũng đón nhận được nhiều ý kiến trao đổi đến từ các nhà quản lý trực tiếp tại địa phương, ý kiến đóng góp của người dân đang sinh sống và yêu mến mảnh đất Bắc Từ Liêm. 

Một số hình ảnh khác tại sự kiện 

 

Đang xem: Hội thảo khoa học: “Di sản văn hoá Bắc Từ Liêm, Làng Khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị Di sản văn hoá, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.