Người xưa chọn danh tướng bằng cách nào?
Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe nhắc đến các cuộc thi khoa cử để chọn ra hiền tài trong số các thư sinh văn nhân. Sau ba vòng thi Hương- Hội Đình, các thư sinh tài năng sẽ được xướng tên trên bảng vàng, để chọn ra Thám hoa, Bảng Nhãn và Trạng Nguyên. Những người còn lại, nếu đủ tiêu chuẩn thì được công nhận đỗ Tiến sĩ.
Đã bao giờ các bạn tự hỏi: Thời phong kiến, việc lựa chọn quan võ được diễn ra như thế nào? Đối với các quốc gia phong kiến phương Đông, hay phải đối mặt với bạn ngoại xâm và nội phản như Việt Nam và Trung Quốc, việc tiểu chọn quan võ rất quan trọng. Ngoài những người lập công trên sa trường, chế độ phong kiến còn tổ chức các kỳ thi nghiêm ngặt, gồm nhiều vòng để kiểm tra thân thủ, sức vóc, tài sử dụng binh khí... để tuyển lựa quan võ.
Nếu thi văn có Tiến sĩ, thì khi thi võ, Tạo sĩ là danh hiệu dùng để công nhận cho người thi đỗ vòng cuối, tương đương với kỳ thi Đình. Những người này sẽ được chọn lọc để tham gia vào quân đội. Để hiểu hơn về kỳ thi võ thời phong kiến, mời các bạn tìm đọc cuốn VÕ CỬ VÀ NGƯỜI ĐỖ VÕ KHOA Ở NƯỚC TA do VĂN SỬ TINH HOA phát hành.