“Một người gái goá yếu đuối như Dương thị phỏng tài nào ngăn cản nổi sức ngấm ngầm chuyển di Đinh Tộ dưới thế lực và ảnh hưởng của Lê Hoàn?” - Hoa Bằng.
DƯƠNG HẬU
Truyện dài lịch sử
Tiểu thuyết Dương Hậu được tác giả Hoa Bằng gọi là “truyện dài lịch sử”, mang trong mình hai sứ mệnh tiểu thuyết và lịch sử. Về tính chất lịch sử, trong Dương Hậu Hoa Bằng đã đi sát với sử liệu, thông qua việc khảo sát các sử liệu như: Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書, Đại Việt sử ký tiền biên 大越史記前編, Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑑綱目, Việt sử lược 越史略 hay Việt sử yếu 越史要 của Hoàng Cao Khải chúng ta có thể thấy rõ điều này.
Về mặt tiểu thuyết, tác phẩm Dương Hậu chủ yếu viết về cuộc đời bà hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng, tức hoàng hậu Dương Vân Nga. Trên tinh thần bênh vực cho người đàn bà - người đàn bà lịch sử, tác giả Hoa Bằng cơ hồ đã xuất phát từ góc nhìn nữ quyền và tự do dân chủ tiến bộ lúc bấy giờ, để suy xét và giải oan cho một người phụ nữ - Dương Vân Nga, vượt qua những định kiến của xã hội truyền thống đương thời, cùng với những thành kiến thâm căn cố đế, gây ra mặc cảm đối với một người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn sót lại.
Bởi suy nghĩ hẹp hòi của truyền thống Nho giáo cũ kỹ và cứng nhắc, không coi trọng địa vị cũng như quyền lợi người phụ nữ, ràng buộc câu thúc người phụ nữ, cho dù người ấy có là mệnh phụ phu nhân đi chăng nữa, thì cũng phải nằm co ro trong khuôn khổ bó chặt của “công, dung, ngôn, hạnh”, “tam tòng tứ đức”… Cho nên việc bà trao long cổn hay ngai vàng của chồng mình cho Lê Hoàn, tức là một sự phản bội, phụ tình…
Xét cho cùng, dù gì Dương Vân Nga cũng là một nhân vật lịch sử không thể phủ nhận, có thể nói chính bà là cầu nối giữa hai triều vua, hai dòng họ ngự trị trên ngai vàng của nước Việt là họ Đinh và họ Lê. Bởi lý do này mà lịch sử đã điểm vài nét sơ lược về bà trong chính sử, hơn là bốn bà hoàng hậu khác của vua Đinh. Cũng vì thế mà bà chịu lắm điều tai tiếng.
“Một người gái goá yếu đuối như Dương thị phỏng tài nào ngăn cản nổi sức ngấm ngầm chuyển di Đinh Tộ dưới thế lực và ảnh hưởng của Lê Hoàn?” - Hoa Bằng.
DƯƠNG HẬU
Truyện dài lịch sử
Tiểu thuyết Dương Hậu được tác giả Hoa Bằng gọi là “truyện dài lịch sử”, mang trong mình hai sứ mệnh tiểu thuyết và lịch sử. Về tính chất lịch sử, trong Dương Hậu Hoa Bằng đã đi sát với sử liệu, thông qua việc khảo sát các sử liệu như: Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書, Đại Việt sử ký tiền biên 大越史記前編, Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑑綱目, Việt sử lược 越史略 hay Việt sử yếu 越史要 của Hoàng Cao Khải chúng ta có thể thấy rõ điều này.
Về mặt tiểu thuyết, tác phẩm Dương Hậu chủ yếu viết về cuộc đời bà hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng, tức hoàng hậu Dương Vân Nga. Trên tinh thần bênh vực cho người đàn bà - người đàn bà lịch sử, tác giả Hoa Bằng cơ hồ đã xuất phát từ góc nhìn nữ quyền và tự do dân chủ tiến bộ lúc bấy giờ, để suy xét và giải oan cho một người phụ nữ - Dương Vân Nga, vượt qua những định kiến của xã hội truyền thống đương thời, cùng với những thành kiến thâm căn cố đế, gây ra mặc cảm đối với một người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn sót lại.
Bởi suy nghĩ hẹp hòi của truyền thống Nho giáo cũ kỹ và cứng nhắc, không coi trọng địa vị cũng như quyền lợi người phụ nữ, ràng buộc câu thúc người phụ nữ, cho dù người ấy có là mệnh phụ phu nhân đi chăng nữa, thì cũng phải nằm co ro trong khuôn khổ bó chặt của “công, dung, ngôn, hạnh”, “tam tòng tứ đức”… Cho nên việc bà trao long cổn hay ngai vàng của chồng mình cho Lê Hoàn, tức là một sự phản bội, phụ tình…
Xét cho cùng, dù gì Dương Vân Nga cũng là một nhân vật lịch sử không thể phủ nhận, có thể nói chính bà là cầu nối giữa hai triều vua, hai dòng họ ngự trị trên ngai vàng của nước Việt là họ Đinh và họ Lê. Bởi lý do này mà lịch sử đã điểm vài nét sơ lược về bà trong chính sử, hơn là bốn bà hoàng hậu khác của vua Đinh. Cũng vì thế mà bà chịu lắm điều tai tiếng.