Giỏ hàng của bạn đang trống
76,500₫
85,000₫
159,200₫
199,000₫
209,000₫
298,000₫
710,100₫
789,000₫
98,100₫
109,000₫
84,150₫
99,000₫
70,400₫
88,000₫
206,100₫
229,000₫
143,650₫
169,000₫
359,100₫
399,000₫
170,100₫
189,000₫
143,100₫
159,000₫
719,100₫
799,000₫
323,100₫
359,000₫
246,050₫
259,000₫
79,200₫
88,000₫
139,300₫
199,000₫
125,100₫
139,000₫
189,000₫
210,000₫
135,000₫
150,000₫
179,100₫
199,000₫
230,400₫
256,000₫
268,200₫
298,000₫
125,100₫
139,000₫
243,000₫
270,000₫
256,500₫
285,000₫
81,000₫
90,000₫
296,100₫
329,000₫
180,000₫
200,000₫
162,000₫
180,000₫
1,510,500₫
1,590,000₫
475,000₫
500,000₫
216,000₫
240,000₫
188,000₫
240,000₫
81,000₫
90,000₫
135,000₫
150,000₫
130,500₫
145,000₫
216,000₫
240,000₫
99,000₫
110,000₫
135,000₫
150,000₫
144,000₫
160,000₫
180,000₫
200,000₫
80,100₫
89,000₫
130,500₫
145,000₫
22,500₫
25,000₫
855,000₫
950,000₫
270,000₫
300,000₫
Gương phong tục là một cuốn sách quý chất chứa tinh hoa văn hóa dân gian được kế thừa bởi tấm lòng gìn giữ của tác giả Đoàn Duy Bình - Hàn lâm điển tịch.
Xin trích một vài đoạn trong BÀI TỰA của người biên chép để độc giả có thể hiểu thêm về giá trị của cuốn sách:
“Thiên hạ mỗi nước có một phong tục, mà trong nước cũng mỗi nơi có một phong tục. Những nhời ca dao này tức là cái tinh thần hồn phách của thói tục trong nước hiện ra. Hễ thói tục hay thì có câu ca dao hay, thói tục dở thì có câu ca dao dở. Điều hơn nhẽ thiệt, kẻ dại người khôn, không sự gì là không đủ, cũng là một cái gương cho người trong nước ta soi chung. Không cứ nhớn nhỏ giai gái, ai cũng nên đem cái gương này mà soi vào mình; điều hay thì nghĩ xem mình có được như thế không; điều dở thì xét xem mình có phải như thế không? Hay khen, hèn chê, nào ai có bưng miệng thiên hạ được; tốt phô xấu đậy, chưa dễ mà che mắt thế gian. Nhời ông bà cổ sơ nói chẳng điều nào bỏ đi, thực là một sự khuyên răn rất thiết cho người ta, không phải là để nghêu ngao cho đỡ buồn mà thôi.
Xưa kia ta chỉ có sách học quốc phong nước Tàu, chưa ai chép đến sách này. Từ khi có lối học mới, ta mới biết cái thói tục của mình là sự cần hơn. Nên cũng đã vài người có chí, chép nhặt lấy mấy nhời ca dao ở các miền quê mà ghi làm quốc phong của nước mình.
Những sách ấy chép có ba lối: một là chép theo lối quốc phong nước Tàu, chia ra từng phủ từng huyện; hai là theo nhời ca mà chia loài mục, như là mục cây cỏ, mục núi sông; ba là dịch nghĩa nhời ca làm ra câu thơ chữ Nho, mỗi câu bốn năm chữ, như là lối thơ quốc phong nước Tàu. Mỗi sách mỗi lối đều là một ý kiến cả.
Đến như sách này, góp nhặt mọi nhời ca mà suy xét, bình ý xem câu nào ý gì sẽ lựa theo mà chia mục. Cả thẩy mười mục, ba mươi tám tiết, trước hết lấy sự luân lý làm đầu, rồi đến các bực người, các giọng nói, nhân tình thế sự, khí đất tiết giời; gần từ trong nhà, xa đến ngoài nước. Loài nào mục ấy, làm cho người xem mở sách thấy nghĩa ngay. Còn những nhời chưa rõ tình tứ gì, mà nhời nhẽ hay thì cũng chép phụ xuống cuối sách, gọi là ghi nhớ lấy lời cổ tích mà thôi.”
Cuốn sách này tác giả chép nhặt công phu, từng được đăng trên Đông Dương tạp chí năm 1916 - 1917 từ số 59 đến 104. Nội dung cuôn sách được tác giả lựa lấy từng câu chia thành các mục rõ ràng, nói có sách, mách có chứng, chú thích toàn điển phương ngôn, hay thì khen, hèn thì chê, quan điểm nghị luận đầy học thức, sắc sảo. Đối với những độc giả yêu thích văn hóa dân tộc, một lòng nâng niu những giá trị tinh thần cao sang của dân tộc thì đây quả là một món quà chẳng thể bỏ qua.