Ngô Tất Tố (1894-1954) sinh ra và lớn lên giữa buổi giao thời, khi Nho học đã hoàn toàn thất thế, chữ Quốc ngữ còn ở buổi ban đầu sơ lập, luật lệ thi cử bị nhà nước đương thời thay đổi, con đường tiến thân khi xưa không còn rộng mở nữa. Những nho sĩ “cựu học” như ông buộc phải thay đổi, tự học hỏi, thích nghi với “tân học” để có thể hòa mình vào thời đại mới. Và Ngô Tất Tố đã không chỉ thích nghi, mà ông còn vững vàng trụ lại ở vị trí hàng đầu với nhiều tác gia cùng thời. Trong suốt đời cầm bút của mình, Ngô Tất Tố đã để lại một lượng di sản đồ sộ gồm các tác phẩm báo chí, văn học, dịch và nghiên cứu… Cẩm Hương đình là cuộc thử bút trước cổng làng văn Quốc ngữ của Ngô Tất Tố, được dịch vào năm 1915 khi Ngô Tất Tố mới 21 tuổi, được Tản Đà Tu thư cục và Nghiêm Hàm Ấn quán in và phát hành tại Hà Nội vào năm 1923, cách đây tròn 100 năm.
Với Cẩm Hương đình, ông đã chọn dịch tác phẩm với tiêu chí rất rõ ràng: không chọn truyện hoang đường, trinh thám, không chọn truyện phong nguyệt diễm tình, cũng không chọn truyện lịch sử với kết cục rập khuôn… mà chọn một câu chuyện để giới thiệu với bạn đọc biết chữ Quốc ngữ cùng thời những cảnh “phú quý là mồi cạnh tranh, phồn hoa là bả ghét ghen” nhằm nêu lên “cái gương luân lý của người thiên hạ đời sau”.
Tác phẩm thuật lại quãng đời đầy trắc trở của Chung Cảnh Kỳ và Cát Minh Hà trong thời kỳ đầy loạn lạc, đau thương dưới triều Minh Hoàng đời nhà Đường, kể từ khi Đường Minh Hoàng cướp con dâu thứ ba là Dương Ngọc Hoàn, lấy về cung phong làm Quý phi... Cẩm Hương đình đề cao chính nghĩa, chủ nghĩa anh hùng, đạo quân thần, đạo Phật… có giá trị còn mãi với thời gian.
Nhằm tri ân những di sản văn hóa của Ngô Tất Tố, gia đình tác giả đã cùng với Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam đã phối hợp thực hiện tái bản tác phẩm này. Chúng tôi hy vọng bạn đọc có cơ hội thưởng thức một tác phẩm dịch xuất sắc của một tài năng văn chương thế kỷ XX.
CẨM HƯƠNG ĐÌNH
Ngô Tất Tố (1894-1954) sinh ra và lớn lên giữa buổi giao thời, khi Nho học đã hoàn toàn thất thế, chữ Quốc ngữ còn ở buổi ban đầu sơ lập, luật lệ thi cử bị nhà nước đương thời thay đổi, con đường tiến thân khi xưa không còn rộng mở nữa. Những nho sĩ “cựu học” như ông buộc phải thay đổi, tự học hỏi, thích nghi với “tân học” để có thể hòa mình vào thời đại mới. Và Ngô Tất Tố đã không chỉ thích nghi, mà ông còn vững vàng trụ lại ở vị trí hàng đầu với nhiều tác gia cùng thời. Trong suốt đời cầm bút của mình, Ngô Tất Tố đã để lại một lượng di sản đồ sộ gồm các tác phẩm báo chí, văn học, dịch và nghiên cứu… Cẩm Hương đình là cuộc thử bút trước cổng làng văn Quốc ngữ của Ngô Tất Tố, được dịch vào năm 1915 khi Ngô Tất Tố mới 21 tuổi, được Tản Đà Tu thư cục và Nghiêm Hàm Ấn quán in và phát hành tại Hà Nội vào năm 1923, cách đây tròn 100 năm.
Với Cẩm Hương đình, ông đã chọn dịch tác phẩm với tiêu chí rất rõ ràng: không chọn truyện hoang đường, trinh thám, không chọn truyện phong nguyệt diễm tình, cũng không chọn truyện lịch sử với kết cục rập khuôn… mà chọn một câu chuyện để giới thiệu với bạn đọc biết chữ Quốc ngữ cùng thời những cảnh “phú quý là mồi cạnh tranh, phồn hoa là bả ghét ghen” nhằm nêu lên “cái gương luân lý của người thiên hạ đời sau”.
Tác phẩm thuật lại quãng đời đầy trắc trở của Chung Cảnh Kỳ và Cát Minh Hà trong thời kỳ đầy loạn lạc, đau thương dưới triều Minh Hoàng đời nhà Đường, kể từ khi Đường Minh Hoàng cướp con dâu thứ ba là Dương Ngọc Hoàn, lấy về cung phong làm Quý phi... Cẩm Hương đình đề cao chính nghĩa, chủ nghĩa anh hùng, đạo quân thần, đạo Phật… có giá trị còn mãi với thời gian.
Nhằm tri ân những di sản văn hóa của Ngô Tất Tố, gia đình tác giả đã cùng với Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam đã phối hợp thực hiện tái bản tác phẩm này. Chúng tôi hy vọng bạn đọc có cơ hội thưởng thức một tác phẩm dịch xuất sắc của một tài năng văn chương thế kỷ XX.