Lĩnh Nam chích quái (Khảo luận - Dịch chú – Nguyên bản chữ Hán)
710,100₫789,000₫
(Đặt trước, trả sách từ ngày 19/08)
Tên sách: Lĩnh Nam chích quái (Khảo luận - Dịch chú – Nguyên bản chữ Hán)
Thể loại: Sách Khảo cứu
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Oanh
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 720 trang
Hình thức: Bìa cứng có bìa áo ôm
Giá bìa: 789.000 đồng
Số ISBN: 978-604-364-152-3
Mã vạch: 893-610-781-408-5
Đơn vị liên kết: Tri Thức Trẻ Books & Nxb. Khoa học xã hội
LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Khảo luận – Dịch chú
Nguyên bản chữ Hán
Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm ghi chép truyện cổ Việt Nam được viết bằng chữ Hán, Nôm ra đời vào thời Lý-Trần. Sách gồm 2 quyển, 22 truyện. Không rõ tác giả, tương truyền là Trần Thế Pháp. Cũng như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái được coi là một trong tác phẩm văn xuôi tự sự cổ nhất của Việt Nam còn lưu lại cho tới ngày nay. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm không chỉ chiếm được tình cảm của các tác gia thời trung đại thể hiện qua hàng chục văn bản mang tên Lĩnh Nam chích quái hiện còn, mà còn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn học trung đại ngày nay qua rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Lĩnh Nam chích quái.
Chuyên luận Lĩnh Nam chích quái (Khảo luận - Dịch chú – Nguyên bản chữ Hán) được hoàn chỉnh và bổ sung trên cơ sở Luận án Tiến sĩ Ngữ văn với nhan đề: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái do Nguyễn Thị Oanh thực hiện, GS.TS. Nguyễn Ngọc San và cố PGS. Đặng Đức Siêu hướng dẫn, được Hội đồng Quốc gia chấm luận án Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua vào ngày 22 tháng 10 năm 2005.
Chuyên luận Lĩnh Nam chích quái tập trung nghiên cứu các bản Lĩnh Nam chích quái hiện đang được lưu trữ tại các Thư viện ở Hà Nội. Với quan điểm coi tất cả các bản Lĩnh Nam chích quái còn lại là đối tượng cần được khảo cứu và xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt mối quan hệ "bà con" giữa chúng, công trình đã tập trung so sánh, đối chiếu và phân loại Lĩnh Nam chích quái thành các nhóm bản; đi sâu tìm hiểu kỹ nhóm bản Lĩnh Nam chích quái được các nhà nghiên cứu đi trước coi là cổ, xác định bản cổ và phác họa quá trình truyền bản của Lĩnh Nam chích quái. Đi sâu lý giải một số đặc điểm ngôn ngữ Hán văn và đặc điểm nội dung trong tác phẩm, so sánh với một số tác phẩm Hán văn thời Lý-Trần.
Về bố cục, chuyên luận gồm 3 phần:
Ở Phần I, ngoài Lời dẫn và phần Mở đầu, Kết luận, chuyên luận chia làm 5 chương:
Phần Phụ lục II gồm Dịch nghĩa - Khảo dị - Chú thích bản Lĩnh Nam chích quái liệt truyện A.2914. Tiếp đó là bảng thống kê Địa danh, Nhân danh.
Phần Phụ lục III gồm nguyên bản chữ Hán LNCQ A.2914 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Trong cuốn sách này “tác giả đã lược bỏ một số thao tác trường ốc của một luận án để tập trung vào những thao tác học thuật cần có đối với một công trình khảo cứu dịch thuật trong đó có sự khảo sát tất cả văn bản Lĩnh Nam chích quái hiện có, tìm hiểu tình hình nghiên cứu Lĩnh Nam chích quái, củng cố hệ thống thao tác văn bản học cần có để tiến tới lựa chọn hiệu đính xác định một văn bản tương đối chuẩn và tiếp theo là công việc dịch thuật, chú giải. Trong công trình này có sự mở rộng kiến thức về mối quan hệ giữa Lĩnh Nam chích quái với các thư tịch Hán Nôm liên quan đến văn học dân gian có các truyền thuyết và ít nhiều có sự liên hệ so sánh Lĩnh Nam chích quái của Việt Nam với Nhật Bản linh dị ký của Nhật Bản để giúp độc giả thoáng thấy bóng dáng của tính chất đồng văn của văn hoá Việt-Nhật trong văn hoá Đông Á”.
- Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội