Các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X - XIX
125,100₫139,000₫
Tên sách: Các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X - XIX
Thể loại: Sách nghiên cứu văn học
Tác giả: Phạm Văn Hưng
Khổ sách: 16x24
Số trang: 224 trang
Hình thức: Bìa mềm
Giá bìa: 139.000 đ
Đơn vị liên kết: Tri Thức Trẻ Books & NXB Đại học Sư Phạm
Các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X – XIX
Trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại thế kỷ X – XIX, “vụ án văn chương” là khái niệm dùng để chỉ các vụ án liên quan đến văn chương mà tác phẩm đó, tác giả, người in ấn, lưu hành, độc giả của nó phải chịu một sự trừng phạt nhất định về mặt vật chất, lên án về mặt tâm lý… do xã hội hoặc chính thể quy định. Những vụ án văn chương là một phần quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại. Kể từ khi mĩ học tiếp nhận trở thành một trong những hướng tiếp cận văn chương thì chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của văn học trong đời sống qua từng thời đại.
Những nghiên cứu về “Các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X – XIX” như một thành tố cùa văn học sử, công trình còn nhìn đối tượng nghiên cứu từ góc độ của phương pháp nghiên cứu liên ngành. Công trình sẽ góp phần dựng lại bối cảnh và diễn biến vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X – XIX và đặt chúng trong tiến trình vận động văn học sử để nhìn ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn của hiện tượng văn học này trong tương quan với văn học Đông Á và trong tiến trình văn học dân tộc.
Các vụ án văn chương được ví như chiếc “vòng kim cô” mà các văn nhân trong các triều đại tìm cách giải phóng khả năng sáng tạo cá nhân trong chiếc lồng nhỏ hẹp của số phận mà xã hội chuyên chế tạo ra. Khi nền chính trị độc đoán thời trung đại giăng ra trăm nghìn kế để có thể khép tội các nhà văn bằng các cấm kị, các nhà văn đã phải tìm mọi cách né tránh hoặc đối phó thâm chí là chống đối lại chính quyền. Các nhân văn liều mình đánh đổi mạng sống để thể hiện tiếng lòng bức xúc xã hội, tuy rằng trong số những người đứng lên đấu tranh không phải ai cũng thành công, có người đã bị xử tử, người may mắn “thoát tội” để lại kinh nghiệm cho những người sau tiếp bước đấu tranh. Sự cố gắng không ngừng của các văn nhân đã để lại một làn sóng dữ dội đấu tranh giành quyền tiếng nói nhân văn trong lịch sử văn học dân tộc, vạch trần những thói hư tật xấu của xã hội và khao khát thay đổi xã hội.