Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - nhà thơ của thế kỉ XVIII - XIX, thuộc dòng thơ cổ điển, được tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”, là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam. Trong gia tài thi ca của Hồ Xuân Hương cũng như trong thi đàn văn chương thời ấy, cách đây hơn 200 năm dưới chế độ phong kiến, chỉ có bà là nhà thơ nữ Việt Nam, người đầu tiên dám lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ cho nữ quyền qua tác phẩm thi ca. Những kiệt tác của bà để lại không chỉ được tôn vinh trong nước, mà có tầm ảnh hưởng thế giới, đến nay có hơn 10 quốc gia đã dịch và giới thiệu thơ của Hồ Xuân Hương.
Rất tiếc, do hạn chế lịch sử, đặc biệt là tư liệu, thư tịch còn lại nên suốt hơn 200 năm qua luôn tồn tại nhiều “điểm mờ” thậm trí là trái ngược nhau về chính tác nữ sĩ Hồ Xuân Hương!
Để có thể lý giải những bí ẩn đó, nếu chỉ tiếp cận vấn đề theo phương pháp khoa học thực nghiệm, điền dã quy nạp thì e rằng bế tắc vẫn là bế tắc, vì vậy, trong công trình này tác giả đã mạnh dạn tìm cách tới đích theo cách phi truyền thống. Đó là đặt giả thiết và bước đầu lý giải vấn đề từ sự hỗ trợ của các bộ môn còn “siêu thực” như tử vi, kinh dịch và ngoại cảm…
Phương tiện có thể siêu thực, nhưng kết quả cuối cùng phải là thực. Đó mới là mục đích của cuốn sách này!
“Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là người con ưu tú của đại tộc họ Hồ. Đại tộc họ Hồ đã thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh nữ sĩ.
Ngày 25 tháng 4 năm 2016, Ban vận động UNESCO vinh danh Hồ Xuân Hương, đã có văn bản gửi ông Chủ tịch, ông Tổng Thư kí Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đề xuất việc giới thiệu nữ sĩ là ứng viên trình UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa” nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh (1773 - 2023) và 200 năm ngày mất của bà, năm (1822 - 2022).
Mặc dù được Nhân dân tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”, đến nay số công trình nghiên cứu khoa học về sự nghiệp của nữ sĩ rất nhiều, nhưng công trình nghiên cứu khoa học về thân thế của bà, lại quá ít. Không chỉ quá ít, mà còn thiếu những dữ liệu cơ bản để làm rõ con người nữ sĩ Hồ Xuân Hương là có thật, không phải là huyền thoại, bà có quê quán, gia tộc, tổ tiên, có cha mẹ, có hôn nhân gia đình, có ngày sinh, tháng đẻ, có ngày giờ hết mệnh về thế giới bên kia, còn để lại cuộc đời nấm mồ hiện hữu.
Chính vì không có những dữ liệu cơ bản này, nên gần 10 năm qua, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, chưa được UNESCO vinh danh.
Việc nghiên cứu về tiểu sử và tác phẩm của Hồ Xuân Hương, qua rất nhiều giai đoạn của lịch sử, còn rất nhiều vấn đề tồn nghi xung quanh chưa được giải mã và chưa bao giờ đứt đoạn.
Việc giải mã những bí ẩn về thân thế, cuộc đời, tình duyên, của nữ sĩ Hồ Xuân Hương “Bà Chúa thơ Nôm”, một con người tài danh bậc nhất trong các nhà thơ nữ Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX, không chỉ là đích tới của tác giả, mà cũng là mong muốn của bao thế hệ người Việt Nam kính yêu nữ sĩ.
GIẢI MÃ BÍ ẨN NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - nhà thơ của thế kỉ XVIII - XIX, thuộc dòng thơ cổ điển, được tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”, là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam. Trong gia tài thi ca của Hồ Xuân Hương cũng như trong thi đàn văn chương thời ấy, cách đây hơn 200 năm dưới chế độ phong kiến, chỉ có bà là nhà thơ nữ Việt Nam, người đầu tiên dám lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ cho nữ quyền qua tác phẩm thi ca. Những kiệt tác của bà để lại không chỉ được tôn vinh trong nước, mà có tầm ảnh hưởng thế giới, đến nay có hơn 10 quốc gia đã dịch và giới thiệu thơ của Hồ Xuân Hương.
Rất tiếc, do hạn chế lịch sử, đặc biệt là tư liệu, thư tịch còn lại nên suốt hơn 200 năm qua luôn tồn tại nhiều “điểm mờ” thậm trí là trái ngược nhau về chính tác nữ sĩ Hồ Xuân Hương!
Để có thể lý giải những bí ẩn đó, nếu chỉ tiếp cận vấn đề theo phương pháp khoa học thực nghiệm, điền dã quy nạp thì e rằng bế tắc vẫn là bế tắc, vì vậy, trong công trình này tác giả đã mạnh dạn tìm cách tới đích theo cách phi truyền thống. Đó là đặt giả thiết và bước đầu lý giải vấn đề từ sự hỗ trợ của các bộ môn còn “siêu thực” như tử vi, kinh dịch và ngoại cảm…
Phương tiện có thể siêu thực, nhưng kết quả cuối cùng phải là thực. Đó mới là mục đích của cuốn sách này!
“Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là người con ưu tú của đại tộc họ Hồ. Đại tộc họ Hồ đã thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh nữ sĩ.
Ngày 25 tháng 4 năm 2016, Ban vận động UNESCO vinh danh Hồ Xuân Hương, đã có văn bản gửi ông Chủ tịch, ông Tổng Thư kí Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đề xuất việc giới thiệu nữ sĩ là ứng viên trình UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa” nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh (1773 - 2023) và 200 năm ngày mất của bà, năm (1822 - 2022).
Mặc dù được Nhân dân tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”, đến nay số công trình nghiên cứu khoa học về sự nghiệp của nữ sĩ rất nhiều, nhưng công trình nghiên cứu khoa học về thân thế của bà, lại quá ít. Không chỉ quá ít, mà còn thiếu những dữ liệu cơ bản để làm rõ con người nữ sĩ Hồ Xuân Hương là có thật, không phải là huyền thoại, bà có quê quán, gia tộc, tổ tiên, có cha mẹ, có hôn nhân gia đình, có ngày sinh, tháng đẻ, có ngày giờ hết mệnh về thế giới bên kia, còn để lại cuộc đời nấm mồ hiện hữu.
Chính vì không có những dữ liệu cơ bản này, nên gần 10 năm qua, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, chưa được UNESCO vinh danh.
Việc nghiên cứu về tiểu sử và tác phẩm của Hồ Xuân Hương, qua rất nhiều giai đoạn của lịch sử, còn rất nhiều vấn đề tồn nghi xung quanh chưa được giải mã và chưa bao giờ đứt đoạn.
Việc giải mã những bí ẩn về thân thế, cuộc đời, tình duyên, của nữ sĩ Hồ Xuân Hương “Bà Chúa thơ Nôm”, một con người tài danh bậc nhất trong các nhà thơ nữ Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX, không chỉ là đích tới của tác giả, mà cũng là mong muốn của bao thế hệ người Việt Nam kính yêu nữ sĩ.