Công ty phát hành: CÔNG TY TNHH SÁCH & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM Nhà xuất bản: NXB Khoa Học Xã Hội Tác giả: Nguyễn Công Việt, Bùi Bá Quân Loại bìa: Bìa Mềm Số trang: 484 Năm xuất bản: 2019
Trên cơ sở một số tư liệu Lịch Hán Nôm, tư liệu Lịch Trung Quốc lưu hành ở nước ta, tư liệu lịch sử và những tài liệu liên quan khác, chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm giới thiệu về Lịch cổ truyền Việt Nam. Cấu trúc của cuốn sách gồm bốn phần như sau:
Phần thứ nhất trình bày khái lược về Lịch cổ truyền Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm, gồm các nội dung: cơ quan chuyên trách về Lịch pháp và quy trình biên soạn, san khắc, ấn hành, ban cấp Lịch cổ truyền; tư liệu Hán Nôm về Lịch cổ truyền qua các dạng Lịch pháp, Lịch niên kỷ, Lịch thường niên và một số tư liệu liên quan.
Phần thứ hai là một số nội dung cơ bản của Lịch pháp cổ truyền, từ hệ thống Can chi, Âm dương, Ngũ hành đến Bát quái với thuyết Tam nguyên Cửu vận; từ Nhị thập tứ Tiết khí, Thập nhị Trực đến Nhị thập bát tú. Trong đó, Thiên can, Địa chi là quy ước phù hiệu được vận dụng để ghi chép và Âm dương, Ngũ hành là nội hàm của chúng được kết hợp chặt chẽ, vận hành mạch lạc theo quy luật tự nhiên.
Phần thứ ba khái quát một số nội dung liên quan cần thiết trong Lịch pháp cổ truyền, từ Thất diệu đến Cửu diệu, từ tín ngưỡng cổ đại, Chiêm tinh, Phạm lịch Ấn Độ, đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Những vấn đề này có ý nghĩa nhất định trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của quảng đại quần chúng nhân dân hiện nay, có thể vẫn nên được bảo lưu trong mạch nguồn của truyền thống văn hóa dân tộc.
Hệ thống Thần sát phong phú được thể hiện trong Lịch pháp chính là sự chuyển vận của nhật nguyệt, tinh tú với quan hệ tương tác theo quy luật, giống như phép suy diễn, định danh theo sự tương quan như những hiện hữu cụ thể. Dưới góc độ Thiên văn học, toán học, nó đã được các Lịch pháp gia sắp xếp thể hiện khá hợp lý, linh hoạt mặc dù có cả sắc màu thần bí siêu hình.
Phần thứ tư giới thiệu, tuyển dịch một số văn bản Lịch cổ truyền như Bách trúng kinh, Khâm định Vạn niên thư, Đại Nam Hiệp kỷ lịch và cuối cùng là phần ứng dụng biên soạn Lịch năm Kỷ Hợi 2019.
Trên cơ sở một số tư liệu Lịch Hán Nôm, tư liệu Lịch Trung Quốc lưu hành ở nước ta, tư liệu lịch sử và những tài liệu liên quan khác, chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm giới thiệu về Lịch cổ truyền Việt Nam. Cấu trúc của cuốn sách gồm bốn phần như sau:
Phần thứ nhất trình bày khái lược về Lịch cổ truyền Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm, gồm các nội dung: cơ quan chuyên trách về Lịch pháp và quy trình biên soạn, san khắc, ấn hành, ban cấp Lịch cổ truyền; tư liệu Hán Nôm về Lịch cổ truyền qua các dạng Lịch pháp, Lịch niên kỷ, Lịch thường niên và một số tư liệu liên quan.
Phần thứ hai là một số nội dung cơ bản của Lịch pháp cổ truyền, từ hệ thống Can chi, Âm dương, Ngũ hành đến Bát quái với thuyết Tam nguyên Cửu vận; từ Nhị thập tứ Tiết khí, Thập nhị Trực đến Nhị thập bát tú. Trong đó, Thiên can, Địa chi là quy ước phù hiệu được vận dụng để ghi chép và Âm dương, Ngũ hành là nội hàm của chúng được kết hợp chặt chẽ, vận hành mạch lạc theo quy luật tự nhiên.
Phần thứ ba khái quát một số nội dung liên quan cần thiết trong Lịch pháp cổ truyền, từ Thất diệu đến Cửu diệu, từ tín ngưỡng cổ đại, Chiêm tinh, Phạm lịch Ấn Độ, đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Những vấn đề này có ý nghĩa nhất định trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của quảng đại quần chúng nhân dân hiện nay, có thể vẫn nên được bảo lưu trong mạch nguồn của truyền thống văn hóa dân tộc.
Hệ thống Thần sát phong phú được thể hiện trong Lịch pháp chính là sự chuyển vận của nhật nguyệt, tinh tú với quan hệ tương tác theo quy luật, giống như phép suy diễn, định danh theo sự tương quan như những hiện hữu cụ thể. Dưới góc độ Thiên văn học, toán học, nó đã được các Lịch pháp gia sắp xếp thể hiện khá hợp lý, linh hoạt mặc dù có cả sắc màu thần bí siêu hình.
Phần thứ tư giới thiệu, tuyển dịch một số văn bản Lịch cổ truyền như Bách trúng kinh, Khâm định Vạn niên thư, Đại Nam Hiệp kỷ lịch và cuối cùng là phần ứng dụng biên soạn Lịch năm Kỷ Hợi 2019.