Gia lễ ở tầng nghĩa giản đơn nhất, là từ chỉ hoạt động nghi lễ trong gia đình dòng họ. Không chỉ là những nghi thức, gia lễ còn mang giá trị thượng tầng, trở thành một trong những công cụ hỗ trợ tư pháp và nâng cao đạo đức Nho giáo. Trong bối cảnh “tam thuận” với thời đại Nho giáo, tầng lớp Nho sĩ đông đảo, thư tịch gia lễ Nho giáo ấn hành, gia lễ Việt Nam đã chuyển biến từ hình thái gia lễ Phật giáo sang gia lễ Nho giáo, tạo nên hiệu ứng hai chiều.
Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương (1622 - 1682) được coi là trước tác nòng cốt hình thành nên diện mạo gia lễ Nho giáo thời Lê Trung hưng; ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện đến phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam trước thế kỷ XX. Đến nay, Hồ Thượng thư gia lễ dường như hoàn thành sứ mệnh và kết thúc chức năng xã hội, nhưng tác phẩm vẫn hội tụ nhiều giá trị về đạo đức, văn hóa, tôn giáo… hữu ích đối với xã hội đương đại. Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm là cần thiết để khơi dậy và phát huy chức năng xã hội tích cực của tác phẩm.
Chuyên khảo Nho giáo và văn hóa dòng họ: Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ nghiên cứu Hồ Thương thư gia lễ trên nguyên tắc lấy văn bản làm trọng tâm, tiếp cận liên ngành nhưng bám sát văn bản. Chuyên khảo này quan sát gia lễ và Nho giáo Việt Nam từ “điểm” và “diện”. Đi sâu nghiên cứu tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương (1622-1682) như là một nghiên cứu trường hợp (case study), chuyên khảo đã tiếp cận từ nguồn tư liệu gốc (primary source), lấy khảo cứu văn bản làm trọng tâm và nền tảng cho những phân tích có tính đa chiều và liên ngành.
Dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả, độc giả sẽ hình dung được những nét chính yếu trong toàn cảnh tiến trình phát triển của loại hình văn bản - tác phẩm gia lễ cũng như lịch sử của các nghi thức gia lễ Nho giáo Việt Nam đặt trong bối cảnh văn hóa truyền thống Đông Á. Bản dịch và chú thích toàn văn Hồ Thượng thư gia lễ kèm theo in ảnh nguyên bản ở cuối sách là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho các độc giả muốn quan sát nguyên mạo của văn bản này.
NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA DÒNG HỌ
(Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ)
Gia lễ ở tầng nghĩa giản đơn nhất, là từ chỉ hoạt động nghi lễ trong gia đình dòng họ. Không chỉ là những nghi thức, gia lễ còn mang giá trị thượng tầng, trở thành một trong những công cụ hỗ trợ tư pháp và nâng cao đạo đức Nho giáo. Trong bối cảnh “tam thuận” với thời đại Nho giáo, tầng lớp Nho sĩ đông đảo, thư tịch gia lễ Nho giáo ấn hành, gia lễ Việt Nam đã chuyển biến từ hình thái gia lễ Phật giáo sang gia lễ Nho giáo, tạo nên hiệu ứng hai chiều.
Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương (1622 - 1682) được coi là trước tác nòng cốt hình thành nên diện mạo gia lễ Nho giáo thời Lê Trung hưng; ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện đến phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam trước thế kỷ XX. Đến nay, Hồ Thượng thư gia lễ dường như hoàn thành sứ mệnh và kết thúc chức năng xã hội, nhưng tác phẩm vẫn hội tụ nhiều giá trị về đạo đức, văn hóa, tôn giáo… hữu ích đối với xã hội đương đại. Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm là cần thiết để khơi dậy và phát huy chức năng xã hội tích cực của tác phẩm.
Chuyên khảo Nho giáo và văn hóa dòng họ: Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ nghiên cứu Hồ Thương thư gia lễ trên nguyên tắc lấy văn bản làm trọng tâm, tiếp cận liên ngành nhưng bám sát văn bản. Chuyên khảo này quan sát gia lễ và Nho giáo Việt Nam từ “điểm” và “diện”. Đi sâu nghiên cứu tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương (1622-1682) như là một nghiên cứu trường hợp (case study), chuyên khảo đã tiếp cận từ nguồn tư liệu gốc (primary source), lấy khảo cứu văn bản làm trọng tâm và nền tảng cho những phân tích có tính đa chiều và liên ngành.
Dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả, độc giả sẽ hình dung được những nét chính yếu trong toàn cảnh tiến trình phát triển của loại hình văn bản - tác phẩm gia lễ cũng như lịch sử của các nghi thức gia lễ Nho giáo Việt Nam đặt trong bối cảnh văn hóa truyền thống Đông Á. Bản dịch và chú thích toàn văn Hồ Thượng thư gia lễ kèm theo in ảnh nguyên bản ở cuối sách là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho các độc giả muốn quan sát nguyên mạo của văn bản này.