Có lẽ từ quãng năm 2000 trở lại đây, theo như nhận định của nhà văn Văn Giá, một hiện tượng thú vị đã nảy sinh: đó là các tờ báo không chuyên văn học đã làm văn học một cách bài bản, chất lượng, đặc sắc… Báo Tiền Phonglà một trong các tờ báo như thế. Chính từ đây, khá nhiều cây bút trẻ đã được “cấp thị thực” để bước vào cộng đồng văn chương và khẳng định được vị thế của mình. Và như thế, nhữngtờ báo này đã thực sự “phá thế độc quyền” văn chương ở những tờ chuyên văn học. Điều này khiến người ta liên tưởng đến tình hình văn học giai đoạn 1930-1945, khi hàng loạt các tổ chức, nhóm, phái văn học đồng tồn và nhờ vậy mà nâng cao chất lượng văn chương.
Trong tập truyện ngắn này, người đọc sẽ thấy đủ mặt mấy lớp người: có già già, có tre trẻ và phần nhiều rất trẻ. Cùng với đó là những phong cách viết đa dạng mang nét riêng của từng cá nhân tác giả. Có tác giả viết văn xuôi mà vần điệu như thơ ca; lại có người văn phong rất chính xác, súc tích đến mức có phần lạnh lẽo. Có người tuy tuổi đời còn trẻ mà giọng văn già dặn; lại có người văn phong không hề mang sắc thái thời gian. Có người là tay ngang trong giới viết mà bút lực lại không hề “tay ngang”; và cũng có những tay bút từ lâu đã là gương mặt quen thuộc trong làng văn. Đề tài viết của các tác giả cũng vô cùng đa dạng, từ các vấn đề thường ngày giản dị trong đời sống, những kiếp người, đến những vấn đề triết học... Bao trùm tập truyện ngắn là một cảm giác hiện đại, mới mẻ và dễ liên hệ với đời sống xung quanh; gợi ra những ý tứ dài rộng về sự sống.
Những đoản khúc mơ không những được nhà văn, biên tập viên Lê Anh Hoài cẩn thận tuyển chọn từ các truyện ngắn hay và đặc sắc đăng trên báo Tiền Phong, mà còn cung cấp cho bạn đọc những bài bình luận về phong cách viết của các tác giả dưới con mắt của một biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Cuốn sách sẽ là một đóng góp khiêm tốn vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam.
Những đoản khúc mơ
Có lẽ từ quãng năm 2000 trở lại đây, theo như nhận định của nhà văn Văn Giá, một hiện tượng thú vị đã nảy sinh: đó là các tờ báo không chuyên văn học đã làm văn học một cách bài bản, chất lượng, đặc sắc… Báo Tiền Phong là một trong các tờ báo như thế. Chính từ đây, khá nhiều cây bút trẻ đã được “cấp thị thực” để bước vào cộng đồng văn chương và khẳng định được vị thế của mình. Và như thế, những tờ báo này đã thực sự “phá thế độc quyền” văn chương ở những tờ chuyên văn học. Điều này khiến người ta liên tưởng đến tình hình văn học giai đoạn 1930-1945, khi hàng loạt các tổ chức, nhóm, phái văn học đồng tồn và nhờ vậy mà nâng cao chất lượng văn chương.
Trong tập truyện ngắn này, người đọc sẽ thấy đủ mặt mấy lớp người: có già già, có tre trẻ và phần nhiều rất trẻ. Cùng với đó là những phong cách viết đa dạng mang nét riêng của từng cá nhân tác giả. Có tác giả viết văn xuôi mà vần điệu như thơ ca; lại có người văn phong rất chính xác, súc tích đến mức có phần lạnh lẽo. Có người tuy tuổi đời còn trẻ mà giọng văn già dặn; lại có người văn phong không hề mang sắc thái thời gian. Có người là tay ngang trong giới viết mà bút lực lại không hề “tay ngang”; và cũng có những tay bút từ lâu đã là gương mặt quen thuộc trong làng văn. Đề tài viết của các tác giả cũng vô cùng đa dạng, từ các vấn đề thường ngày giản dị trong đời sống, những kiếp người, đến những vấn đề triết học... Bao trùm tập truyện ngắn là một cảm giác hiện đại, mới mẻ và dễ liên hệ với đời sống xung quanh; gợi ra những ý tứ dài rộng về sự sống.
Những đoản khúc mơ không những được nhà văn, biên tập viên Lê Anh Hoài cẩn thận tuyển chọn từ các truyện ngắn hay và đặc sắc đăng trên báo Tiền Phong, mà còn cung cấp cho bạn đọc những bài bình luận về phong cách viết của các tác giả dưới con mắt của một biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Cuốn sách sẽ là một đóng góp khiêm tốn vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam.