Sưu thần ký của Can Bảo (? - 336) người đời Tấn là tác phẩm văn chương tiêu biểu bậc nhất của thể loại “chí quái” ở Trung Quốc và Đông Á. Tác phẩm ghi chép những việc thần quái, quỷ dị, kỳ thú trong nhân gian, có giá trị cao về văn chương, văn hóa dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng. Sưu thần ký để lại dấu ấn ảnh hưởng lên nhiều tác phẩm văn học “truyền kỳ” quen thuộc như Liêu trai chí dị của Trung Quốc, Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam. Bản dịch tiếng Việt này lần đầu tiên giới thiệu với độc giả toàn bộ 464 truyện trong 20 quyển hiện còn của Sưu thần ký. Đây là một đóng góp quan trọng trong lịch sử phiên dịch tác phẩm văn học cổ điển Đông Á ở Việt Nam.
Tác phẩm được coi là một “bông hoa lạ” nảy nở trên mảnh đất màu mỡ của huyền thoại, truyền thuyết và các cố sự thần quái. Bên cạnh đó, Sưu thần ký cũng là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thể loại truyện truyền ký của văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn đến thể loại văn học này của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Khi xuất bản tác phẩm dịch này, nhóm dịch đã có một mục đích kép: giới thiệu “Vài nét về Sưu thần ký và sự ảnh hưởng tới văn học trung đại Việt Nam”. Ngay trong bài nghiên cứu đầu tập sách này, hai nhà nghiên cứu Vũ Thị Hương và Nguyễn Thị Oanh nhận định sưu tập của Can Bảo đã được biết đến ở Việt Nam có thể “sớm nhất là từ thời Lý Trần”. Tiếp đó hai tác giả khảo sát sơ bộ con đường của văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, nhưng chủ yếu là nói đến ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học trung đại Việt Nam qua trường hợp cụ thể là loại truyện chí quái. Hai tác giả đã khảo sát từ chủ đề đề tài đến các thủ pháp nghệ thuật như kết cấu truyện, motip văn học. Sách Sưu thần ký do nhóm PGS. TS. Nguyễn Thị Oanh dịch sẽ là một tài liệu quý đóng góp vào kho tàng văn học dịch Trung Quốc.
SƯU THẦN KÝ
Sưu thần ký của Can Bảo (? - 336) người đời Tấn là tác phẩm văn chương tiêu biểu bậc nhất của thể loại “chí quái” ở Trung Quốc và Đông Á. Tác phẩm ghi chép những việc thần quái, quỷ dị, kỳ thú trong nhân gian, có giá trị cao về văn chương, văn hóa dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng. Sưu thần ký để lại dấu ấn ảnh hưởng lên nhiều tác phẩm văn học “truyền kỳ” quen thuộc như Liêu trai chí dị của Trung Quốc, Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam. Bản dịch tiếng Việt này lần đầu tiên giới thiệu với độc giả toàn bộ 464 truyện trong 20 quyển hiện còn của Sưu thần ký. Đây là một đóng góp quan trọng trong lịch sử phiên dịch tác phẩm văn học cổ điển Đông Á ở Việt Nam.
Tác phẩm được coi là một “bông hoa lạ” nảy nở trên mảnh đất màu mỡ của huyền thoại, truyền thuyết và các cố sự thần quái. Bên cạnh đó, Sưu thần ký cũng là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thể loại truyện truyền ký của văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn đến thể loại văn học này của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Khi xuất bản tác phẩm dịch này, nhóm dịch đã có một mục đích kép: giới thiệu “Vài nét về Sưu thần ký và sự ảnh hưởng tới văn học trung đại Việt Nam”. Ngay trong bài nghiên cứu đầu tập sách này, hai nhà nghiên cứu Vũ Thị Hương và Nguyễn Thị Oanh nhận định sưu tập của Can Bảo đã được biết đến ở Việt Nam có thể “sớm nhất là từ thời Lý Trần”. Tiếp đó hai tác giả khảo sát sơ bộ con đường của văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, nhưng chủ yếu là nói đến ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học trung đại Việt Nam qua trường hợp cụ thể là loại truyện chí quái. Hai tác giả đã khảo sát từ chủ đề đề tài đến các thủ pháp nghệ thuật như kết cấu truyện, motip văn học. Sách Sưu thần ký do nhóm PGS. TS. Nguyễn Thị Oanh dịch sẽ là một tài liệu quý đóng góp vào kho tàng văn học dịch Trung Quốc.