Tân toàn tướng “Tam quốc chí bình thoại” (Bình thoại về Tam quốc chí, bản tranh minh họa đầy đủ, bộ mới) là tác phẩm viết về đề tài Tam quốc được khắc in vào niên hiệu Chí Trị (1321-1323) thời Nguyên Anh Tông, trước khi La Quán Trung cho ra đời bộ tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa. Sách không chia thành chương hồi mà chia thành ba quyển: thượng, trung, hạ.
Nội dung văn bản chia làm hai phần: phần trên là ảnh minh họa và phần dưới là văn bản bình thoại. Câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ Quang Vũ đế Lưu Tú sáng lập ra nhà Đông Hán và kết thúc bằng sự kiện Lưu Uyên tiêu diệt nhà Tấn, lập ra nhà Hậu Hán. Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại nằm trong một loạt bản in năm bình thoại giảng sử về các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về bản chất của khái niệm “bình thoại”. Mặc dù có sự giải thích chi tiết khác nhau, nhưng Trương Chính Lương và G. Kramp cũng như Ja Prushek đều quan niệm “bình thoại” (chữ “bình” nghĩa là bàn luận) là lời bàn, giải thích cho những câu chuyện được thể hiện bằng thơ (vịnh thi) hoặc bằng các bức tranh. Tuy nhiên, dựa vào tiêu đề của Tam quốc chí bình thoại (chữ “bình” nghĩa là bằng phẳng), nhà nghiên cứu B. L. Riftin cho rằng bình thoại là hình thức kể chuyện chủ yếu bằng văn xuôi, lời nói thông tục thường ngày, phân biệt với loại hình kể chuyện nặng về chất thơ vốn ra đời sớm hơn.
Tân toàn tướng “Tam quốc chí bình thoại” (Bình thoại về Tam quốc chí, bản tranh minh họa đầy đủ, bộ mới) là tác phẩm viết về đề tài Tam quốc được khắc in vào niên hiệu Chí Trị (1321-1323) thời Nguyên Anh Tông, trước khi La Quán Trung cho ra đời bộ tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa. Sách không chia thành chương hồi mà chia thành ba quyển: thượng, trung, hạ.
Nội dung văn bản chia làm hai phần: phần trên là ảnh minh họa và phần dưới là văn bản bình thoại. Câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ Quang Vũ đế Lưu Tú sáng lập ra nhà Đông Hán và kết thúc bằng sự kiện Lưu Uyên tiêu diệt nhà Tấn, lập ra nhà Hậu Hán. Tân toàn tướng Tam quốc chí bình thoại nằm trong một loạt bản in năm bình thoại giảng sử về các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về bản chất của khái niệm “bình thoại”. Mặc dù có sự giải thích chi tiết khác nhau, nhưng Trương Chính Lương và G. Kramp cũng như Ja Prushek đều quan niệm “bình thoại” (chữ “bình” nghĩa là bàn luận) là lời bàn, giải thích cho những câu chuyện được thể hiện bằng thơ (vịnh thi) hoặc bằng các bức tranh. Tuy nhiên, dựa vào tiêu đề của Tam quốc chí bình thoại (chữ “bình” nghĩa là bằng phẳng), nhà nghiên cứu B. L. Riftin cho rằng bình thoại là hình thức kể chuyện chủ yếu bằng văn xuôi, lời nói thông tục thường ngày, phân biệt với loại hình kể chuyện nặng về chất thơ vốn ra đời sớm hơn.