Giỏ hàng của bạn đang trống
159,200₫
199,000₫
209,000₫
298,000₫
710,100₫
789,000₫
98,100₫
109,000₫
84,150₫
99,000₫
70,400₫
88,000₫
206,100₫
229,000₫
143,650₫
169,000₫
359,100₫
399,000₫
170,100₫
189,000₫
143,100₫
159,000₫
719,100₫
799,000₫
323,100₫
359,000₫
246,050₫
259,000₫
79,200₫
88,000₫
139,300₫
199,000₫
125,100₫
139,000₫
189,000₫
210,000₫
135,000₫
150,000₫
179,100₫
199,000₫
230,400₫
256,000₫
268,200₫
298,000₫
125,100₫
139,000₫
243,000₫
270,000₫
256,500₫
285,000₫
81,000₫
90,000₫
296,100₫
329,000₫
180,000₫
200,000₫
162,000₫
180,000₫
1,510,500₫
1,590,000₫
475,000₫
500,000₫
216,000₫
240,000₫
188,000₫
240,000₫
81,000₫
90,000₫
135,000₫
150,000₫
130,500₫
145,000₫
216,000₫
240,000₫
99,000₫
110,000₫
135,000₫
150,000₫
144,000₫
160,000₫
180,000₫
200,000₫
80,100₫
89,000₫
130,500₫
145,000₫
22,500₫
25,000₫
855,000₫
950,000₫
270,000₫
300,000₫
151,200₫
168,000₫
36 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
[HỒI THỨ NHẤT]
Yến vườn đào, anh hùng kết nghĩa;
Chém Khăn Vàng, hào kiệt lập công.
Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: như cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán.
Nhà Hán, từ lúc vua Cao Tổ (Bái Công) chém rắn trắng khởi nghĩa, thống nhất được thiên hạ, sau vua Quang Vũ lên ngôi, rồi truyền mãi đến vua Hiến đế; lúc bấy giờ lại chia ra thành ba nước. (Do đó có truyện Tam quốc).
Truy nguyên xem cuộc biến loạn ấy ở đâu mà ra, thì gốc loạn trước hết từ hai vua Hoàn đế, Linh đế. Vua Hoàn đế tin dùng lũ hoạn quan, cấm cố những người hiền sĩ. Đến lúc vua Hoàn đế mất, vua Linh đế lên ngôi nối nghiệp; được quan đại tướng quân Đậu Vũ, quan thái phó Trần Phồn là những người tài giỏi giúp đỡ. Khi ấy, trong triều có bọn hoạn quan là lũ Tào Tiết lộng quyền. Đậu Vũ, Trần Phồn lập mưu định trừ bọn ấy đi, nhưng vì cơ mưu tiết lộ nên lại bị chúng nó giết mất. Từ đấy, bọn hoạn quan ngày càng ngạo ngược.
Ngày rằm tháng tư năm Kiến Ninh thứ hai (167 sau Công nguyên) vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án. Vua kinh hoàng ngã đùng ra, các quan tả hữu vội cứu vực vào cung; ở ngoài văn võ cũng sợ chạy cả. Được một lát con rắn biến mất và bỗng nhiên mưa to, sấm sét ầm ầm; lại thêm mưa đá rào rào mãi đến nửa đêm mới tạnh, đổ nhà đổ cửa không biết bao nhiêu mà kể.
Tháng hai, năm Kiến Ninh thứ tư (169) tỉnh Lạc Dương có động đất, nước bể dâng lên ngập lưng trời, dân cư ở ven bể bị sóng lớn cuốn trôi đi mất cả.
Năm Quang Hòa thứ nhất (178), một con gà mái tự dưng hóa ra gà
32
LA QUÁN TRUNG
trống. Mồng một tháng sáu năm ấy, một luồng khí đen dài chừng hơn mười trượng bay vào trong điện Ôn Đức. Qua sang tháng bảy, lại có lắm điều gở lạ: cầu vồng mọc ở giữa Ngọc đường; rặng núi Ngũ Nguyên bỗng dưng lở sụt xuống.
Vua hạ chiếu, hỏi chư thần xem từ đâu mà sinh ra những điềm quái gở ấy. Có quan nghị lang là Sái Ung dâng sớ lên, lời lẽ thống thiết, nói rằng: “Cầu vồng sa xuống, gà mái hóa trống, ấy là bởi quyền chính trong nước ở tay đàn bà và ở tay hoạn quan”. Vua xem sớ ngậm ngùi thở dài, đứng dậy thay áo. Tào Tiết khi ấy đứng hầu sau ngai nghe trộm thấy, trong lòng căm giận, bèn mách bảo đồng bọn, bàn mưu kiếm cớ vu hãm Sái Ung, cách quan đuổi về quê quán.
Về sau bọn hoạn quan là Trương Nhượng, Triệu Trung, Phong Tư, Đoàn Khuê, Tào Tiết, Hầu Lãm, Kiển Thạc, Trình Khoáng, Hạ Huy, Quách Thắng, cả thảy mười người gọi là mười quan “thường thị” bè đảng với nhau kéo cánh làm càn. Nhà vua tin dùng tôn trọng Trương Nhượng, gọi là “Á phụ” (nghĩa là vua coi như cha).
Từ đấy chính sự trong triều ngày càng đổ nát, lòng người náo loạn, giặc cướp nổi lên như ong.
Khi ấy ở đất Cự Lộc, có một nhà ba anh em: anh cả là Trương Giốc, em hai là Trương Bảo, em út là Trương Lương.
Trương Giốc vốn thi tú tài trượt, nhân thế bực mình vào núi hái thuốc. Đi đường gặp một ông cụ già mặt tròn mắt biếc, tay chống gậy lê, gọi Trương Giốc vào trong một cái động, trao cho ba quyển sách và bảo rằng: Thuật mầu nhiệm làm cho thiên hạ thái bình đều ở trong sách này. Ngươi nên thay trời dạy người, để cứu lấy đời. Nếu sau này manh tâm tà gian ắt bị ác báo”. Trương Giốc sụp xuống lạy, hỏi họ tên thì cụ già nói: “Ta là Nam Hoa lão tiên”, nói đoạn hóa ra một trận gió biến mất.
Trương Giốc được ba quyển sách ấy đem về ngày đêm học tập, không bao lâu biết đủ các phép hô gió mưa, tự xưng là Thái Bình đạo nhân. Đến tháng giêng, năm Trung Bình thứ nhất (184), có bệnh ôn dịch. Trương Giốc làm ra nước phép chữa bệnh, cứu được nhiều người, tự xưng là Đại hiền lương sư. Giốc có đồ đệ năm trăm người, đi dạo các nơi, ai cũng biết phép thư phù niệm chú. Về sau đồ đệ ngày càng đông; Giốc bèn chia học trò ra ba mươi sáu phương, phương lớn hơn một vạn người, phương nhỏ sáu bảy ngàn người, phương nào cũng đặt một người làm thủ lĩnh xưng là đại tướng quân. Giốc nói phao lên rằng: “Trời xanh đã chết, trời vàng nên dựng”. Lại nói: “Đến năm Giáp Tý, thiên hạ thái bình”. Rồi sai người lấy đất
33