Tây du ký tiền truyện kể về cuộc hành trình có thực của nhà sư Huyền Trang cuối thời Tùy đầu thời Đường. Câu chuyện cầu pháp, thỉnh kinh của Huyền Trang sớm được biên chép lại bởi một người cùng thời với ông là Tuệ Lập. Về sau bản sách này được sa môn Ngạn Tông biên soạn lại thành mười quyển, nhan đề Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (Chuyện pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân nước Đại Đường). Hơn một nửa sách này kể về hành trình cầu pháp của Huyền Trang. Câu chuyện trong đó còn mang nặng tính lịch sử và triết lý tôn giáo.
Đến thời Tống – Nguyên, hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng đã được vẽ lại thành các bộ tranh “Huyền Trang thủ kinh đồ”. Cũng liên quan đến thời đại này, còn có tác phẩm Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại gồm 3 quyển. Đoàn thỉnh kinh trong tác phẩm này có bảy người do Tam Tạng dẫn đầu. Trong đó đã xuất hiện nhân vật Hầu Hành Giả theo giúp đỡ, sử dụng thần thông biến hóa hàng yêu diệt quái, giúp đỡ Tam Tạng thỉnh kinh. Truyện cũng xuất hiện nhân vật thần Thâm Sa cản trở Tam Tạng lấy kinh – về sau sẽ diễn hóa thành nhân vật Sa Ngộ Tịnh.
Giai đoạn cuối Nguyên – đầu Minh, câu chuyện Tây du ký dần dần đã có được diện mạo hoàn chỉnh. Có hai phiên bản Đường Tam Tạng tây du ký khác nhau được thuật lại trong sách Phác thông sự ngạn giải lưu hành ở Triều Tiên, cho thấy diện mạo tiền thân của tiểu thuyết Tây du ký 100 hồi nổi tiếng.
Tây du ký tiền truyện, cung cấp các dị bản khác của câu chuyện Tây du ký, độc giả sẽ hiểu thêm một chút về một tác phẩm lớn được yêu thích của cổ văn Trung Quốc. Đồng thời, thông qua việc khảo sát lịch sử chuyển hóa của một tác phẩm mang tính tiêu biểu, sẽ thu lượm được những kinh nghiệm bổ ích để tiến hành khảo sát các văn bản tương tự của Việt Nam.
TÂY DU KÝ TIỀN TRUYỆN BẢN SÁCH ĐẸP
Tây du ký tiền truyện kể về cuộc hành trình có thực của nhà sư Huyền Trang cuối thời Tùy đầu thời Đường. Câu chuyện cầu pháp, thỉnh kinh của Huyền Trang sớm được biên chép lại bởi một người cùng thời với ông là Tuệ Lập. Về sau bản sách này được sa môn Ngạn Tông biên soạn lại thành mười quyển, nhan đề Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (Chuyện pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân nước Đại Đường). Hơn một nửa sách này kể về hành trình cầu pháp của Huyền Trang. Câu chuyện trong đó còn mang nặng tính lịch sử và triết lý tôn giáo.
Đến thời Tống – Nguyên, hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng đã được vẽ lại thành các bộ tranh “Huyền Trang thủ kinh đồ”. Cũng liên quan đến thời đại này, còn có tác phẩm Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại gồm 3 quyển. Đoàn thỉnh kinh trong tác phẩm này có bảy người do Tam Tạng dẫn đầu. Trong đó đã xuất hiện nhân vật Hầu Hành Giả theo giúp đỡ, sử dụng thần thông biến hóa hàng yêu diệt quái, giúp đỡ Tam Tạng thỉnh kinh. Truyện cũng xuất hiện nhân vật thần Thâm Sa cản trở Tam Tạng lấy kinh – về sau sẽ diễn hóa thành nhân vật Sa Ngộ Tịnh.
Giai đoạn cuối Nguyên – đầu Minh, câu chuyện Tây du ký dần dần đã có được diện mạo hoàn chỉnh. Có hai phiên bản Đường Tam Tạng tây du ký khác nhau được thuật lại trong sách Phác thông sự ngạn giải lưu hành ở Triều Tiên, cho thấy diện mạo tiền thân của tiểu thuyết Tây du ký 100 hồi nổi tiếng.
Tây du ký tiền truyện, cung cấp các dị bản khác của câu chuyện Tây du ký, độc giả sẽ hiểu thêm một chút về một tác phẩm lớn được yêu thích của cổ văn Trung Quốc. Đồng thời, thông qua việc khảo sát lịch sử chuyển hóa của một tác phẩm mang tính tiêu biểu, sẽ thu lượm được những kinh nghiệm bổ ích để tiến hành khảo sát các văn bản tương tự của Việt Nam.