Công ty phát hành: Tri Thức Trẻ Books Tác giả: PSG.TS Trịnh Khắc Mạnh Kích thước: 16 x 24 cm Nhà xuất bản: NXB Khoa Học Xã Hội Ngày xuất bản: 03/2019 Bìa mềm Số trang: 740
Thời xưa, ở Trung Quốc, tầng lớp quý tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông, bà, cha, mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu.
Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: “Tầng lớp quý tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu”. Mục Tự giải thích: Thiên Khúc lễ thượng sách Lễ ký chép: “Con trai hai mươi tuổi thì đội mũ và đặt tên tự”. Mục Sĩ quan lễ sách Nghi lễ chép: “Đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự, là để tỏ ý kính trọng đối với danh”. Thiên Đàn cung thượng sách Lễ ký chép: “Đặt tên (danh) khi còn nhỏ, đặt tự khi đến tuổi đội mũ đó là phép của nhà Chu”. Chú thích rằng: “Con người khi đến hai mươi tuổi là đã có đủ tư cách làm cha, khi đó bạn bè cùng lứa không được gọi bằng tên (danh) nữa, cho nên khi đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự”. Như vậy, người đời xưa thường có tên (danh), có tên chữ (tự) và có tên hiệu (hiệu), có người còn có cả biệt hiệu nữa. Việc đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu ban đầu được sử dụng trong tầng lớp quý tộc; sau này được mở rộng, không chỉ có ở tầng lớp quí tộc mà cả các tầng lớp khác trong xã hội, như: quan lại, nho sĩ, các bậc tao nhân mặc khách,
Tên (danh) là tên riêng do ông, bà, cha, mẹ đặt cho. Việc đặt tên cũng có những phép tắc nhất định, như thời nhà Chu, cách đặt tên của tầng lớp quý tộc được quy định như sau: trẻ nhỏ sau khi sinh ra được 1 tháng hoặc 100 ngày mới được đặt tên (danh). Thời cổ đại, tên người (danh) thường được đặt đơn giản và người ta lấy can chi đặt làm danh, điều này có thể liên quan đến sự coi trọng thời gian của người đương thời. Sau này, theo sự phát triển của văn hóa và ngôn ngữ văn tự, tên người ngày càng được đặt một cách phong phú hơn. Hoặc có người lại cố tình đặt cho các con những tên xấu cho phù hợp với quan niệm là dễ nuôi và không bị chết yểu.
Thời xưa, ở Trung Quốc, tầng lớp quý tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông, bà, cha, mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu.
Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: “Tầng lớp quý tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu”. Mục Tự giải thích: Thiên Khúc lễ thượng sách Lễ ký chép: “Con trai hai mươi tuổi thì đội mũ và đặt tên tự”. Mục Sĩ quan lễ sách Nghi lễ chép: “Đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự, là để tỏ ý kính trọng đối với danh”. Thiên Đàn cung thượng sách Lễ ký chép: “Đặt tên (danh) khi còn nhỏ, đặt tự khi đến tuổi đội mũ đó là phép của nhà Chu”. Chú thích rằng: “Con người khi đến hai mươi tuổi là đã có đủ tư cách làm cha, khi đó bạn bè cùng lứa không được gọi bằng tên (danh) nữa, cho nên khi đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự”. Như vậy, người đời xưa thường có tên (danh), có tên chữ (tự) và có tên hiệu (hiệu), có người còn có cả biệt hiệu nữa. Việc đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu ban đầu được sử dụng trong tầng lớp quý tộc; sau này được mở rộng, không chỉ có ở tầng lớp quí tộc mà cả các tầng lớp khác trong xã hội, như: quan lại, nho sĩ, các bậc tao nhân mặc khách,
Tên (danh) là tên riêng do ông, bà, cha, mẹ đặt cho. Việc đặt tên cũng có những phép tắc nhất định, như thời nhà Chu, cách đặt tên của tầng lớp quý tộc được quy định như sau: trẻ nhỏ sau khi sinh ra được 1 tháng hoặc 100 ngày mới được đặt tên (danh). Thời cổ đại, tên người (danh) thường được đặt đơn giản và người ta lấy can chi đặt làm danh, điều này có thể liên quan đến sự coi trọng thời gian của người đương thời. Sau này, theo sự phát triển của văn hóa và ngôn ngữ văn tự, tên người ngày càng được đặt một cách phong phú hơn. Hoặc có người lại cố tình đặt cho các con những tên xấu cho phù hợp với quan niệm là dễ nuôi và không bị chết yểu.