Công ty phát hành: Tri Thức Trẻ Books Kích thước: 16 x 24 cm Dịch Giả: PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh (Đồng chủ biên) Bìa cứng Số trang: 1028 Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
- Yên Tử là dải núi cao ở vùng Đông Bắc Việt Nam, lần theo sử sách, chúng ta thấy Yên Tử được ghi chép như là nơi “địa linh”, là “phúc địa”, được xếp vào hàng danh sơn và ghi vào từ điển quốc gia. Nơi đây đã trở thành vùng đất Phật từ thời nhà Lý. Đặc biệt từ thời Trần, khi Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thống nhất các Thiền phái trong cả nước thành lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, vùng đất này trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng đương thời. Hiện nay, ở Yên Tử, di tích Phật giáo và tư liệu Hán Nôm khá nhiều, đây là những tư liệu quan trọng khi nghiên cứu lịch sử Phật giáo nước nhà nói chung và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng. Hành trình về nơi đất Phật, chúng ta thành kính dâng hương và chiêm ngưỡng văn hóa Phật giáo với hệ thống di tích: chùa Bí Thượng (chùa Trình), chùa Suối Tắm, chùa Cẩm Thực, chùa Long Động (chùa Lân), chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, khu tháp Hòn Ngọc, chùa Bán Thiên (chùa Một Mái), chùa Ngọa Vân, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng, cùng các di văn Hán Nôm mà tiền nhân để lại. Để quảng bá và phục vụ cho nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, các tác giả thu thập, biên chỉnh và giới thiệu cuốn Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư với các phần như sau: Phần 1. Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và danh thắng Yên tử, phần này tập trung nghiên cứu các vấn đề: lịch sử truyền thừa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, danh thắng Yên Tử - hiện tại và tương lai. Phần 2. Di sản Hán Nôm ở Yên Tử, phần này giới thiệu lịch sử các di tích Phật giáo, cùng việc sưu tập và biên dịch toàn bộ hệ thống di sản Hán Nôm hiện còn lưu giữ ở Yên Tử, như: hoành phi, câu đối, văn bia, văn chuông và văn trên một số đồ thờ Phần 3. Di sản Hán Nôm của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm của chư vị Thiền sư Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, như: Thiền sư Huệ Quang, Quốc sư Phù Vân, Hoàng đế Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Đệ nhất tổ, Đệ nhị tổ, Đệ tam tổ, Hòa thượng Chân Nguyên, Phần 4. Di sản Hán Nôm về Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm có liên quan đến vùng đất Phật Yên Tử, như: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, Thanh Mai Viên Thông tháp bi, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, Sắc phong Hoàng đế Trần Thái Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Thánh Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Nhân Tông, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Vì tính chất của một bộ tùng thư là hệ thống hóa các nguồn tư liệu Hán Nôm để cung cấp một cái nhìn tương đối tổng quan cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc về bề dày văn hiến của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, nên bộ sách này có kế thừa một phần không nhỏ các thành tựu của các học giả, dịch giả đi trước. Các phần tuyển thi kệ của các chư tổ được tiếp thu chọn lọc từ Thơ văn Lý - Trần của Viện Văn học; các văn bản bi ký cổ đời Trần được tiếp thu từ cách giải độc và chú thích trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bài dịch tư liệu trong Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ tiếp thu từ chuyên luận Bóng hình để lại của tác giả Nguyễn Nam, phần trích dịch Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh tiếp thu từ bản dịch của dịch giả Lâm Giang Nguyễn Văn Bến, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục tiếp thu từ dịch giả Song Hào Lý Việt Dũng, bản phiên âm Thiền tông bản hạnh tiếp thu từ Hoàng Thị Ngọ. Ngoài ra, chúng tôi còn kế thừa các tác phẩm dịch thuật khác của các học giả tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Hòa thượng Thích Thanh Từ, thầy Lê Mạnh Thát và nhiều quý vị khác. Việc trích dẫn, ghi nguồn khi kế thừa các thành tựu đã có là điều bắt buộc, thể hiện lòng tri ân của chúng tôi đối với các học giả đi trước. Nhân đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn.
Công ty phát hành: Tri Thức Trẻ Books
Kích thước: 16 x 24 cm
Dịch Giả TS Thích Thanh Quyết, PGS TS Trinh Khắc Mạnh Đồng Chủ Biên
- Yên Tử là dải núi cao ở vùng Đông Bắc Việt Nam, lần theo sử sách, chúng ta thấy Yên Tử được ghi chép như là nơi “địa linh”, là “phúc địa”, được xếp vào hàng danh sơn và ghi vào từ điển quốc gia. Nơi đây đã trở thành vùng đất Phật từ thời nhà Lý. Đặc biệt từ thời Trần, khi Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thống nhất các Thiền phái trong cả nước thành lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, vùng đất này trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng đương thời. Hiện nay, ở Yên Tử, di tích Phật giáo và tư liệu Hán Nôm khá nhiều, đây là những tư liệu quan trọng khi nghiên cứu lịch sử Phật giáo nước nhà nói chung và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng. Hành trình về nơi đất Phật, chúng ta thành kính dâng hương và chiêm ngưỡng văn hóa Phật giáo với hệ thống di tích: chùa Bí Thượng (chùa Trình), chùa Suối Tắm, chùa Cẩm Thực, chùa Long Động (chùa Lân), chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, khu tháp Hòn Ngọc, chùa Bán Thiên (chùa Một Mái), chùa Ngọa Vân, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng, cùng các di văn Hán Nôm mà tiền nhân để lại. Để quảng bá và phục vụ cho nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, các tác giả thu thập, biên chỉnh và giới thiệu cuốn Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư với các phần như sau: Phần 1. Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và danh thắng Yên tử, phần này tập trung nghiên cứu các vấn đề: lịch sử truyền thừa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, danh thắng Yên Tử - hiện tại và tương lai. Phần 2. Di sản Hán Nôm ở Yên Tử, phần này giới thiệu lịch sử các di tích Phật giáo, cùng việc sưu tập và biên dịch toàn bộ hệ thống di sản Hán Nôm hiện còn lưu giữ ở Yên Tử, như: hoành phi, câu đối, văn bia, văn chuông và văn trên một số đồ thờ Phần 3. Di sản Hán Nôm của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm của chư vị Thiền sư Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, như: Thiền sư Huệ Quang, Quốc sư Phù Vân, Hoàng đế Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Đệ nhất tổ, Đệ nhị tổ, Đệ tam tổ, Hòa thượng Chân Nguyên, Phần 4. Di sản Hán Nôm về Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm có liên quan đến vùng đất Phật Yên Tử, như: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, Thanh Mai Viên Thông tháp bi, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, Sắc phong Hoàng đế Trần Thái Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Thánh Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Nhân Tông, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Vì tính chất của một bộ tùng thư là hệ thống hóa các nguồn tư liệu Hán Nôm để cung cấp một cái nhìn tương đối tổng quan cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc về bề dày văn hiến của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, nên bộ sách này có kế thừa một phần không nhỏ các thành tựu của các học giả, dịch giả đi trước. Các phần tuyển thi kệ của các chư tổ được tiếp thu chọn lọc từ Thơ văn Lý - Trần của Viện Văn học; các văn bản bi ký cổ đời Trần được tiếp thu từ cách giải độc và chú thích trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bài dịch tư liệu trong Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ tiếp thu từ chuyên luận Bóng hình để lại của tác giả Nguyễn Nam, phần trích dịch Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh tiếp thu từ bản dịch của dịch giả Lâm Giang Nguyễn Văn Bến, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục tiếp thu từ dịch giả Song Hào Lý Việt Dũng, bản phiên âm Thiền tông bản hạnh tiếp thu từ Hoàng Thị Ngọ. Ngoài ra, chúng tôi còn kế thừa các tác phẩm dịch thuật khác của các học giả tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Hòa thượng Thích Thanh Từ, thầy Lê Mạnh Thát và nhiều quý vị khác. Việc trích dẫn, ghi nguồn khi kế thừa các thành tựu đã có là điều bắt buộc, thể hiện lòng tri ân của chúng tôi đối với các học giả đi trước. Nhân đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn.
Công ty phát hành: Tri Thức Trẻ Books
Kích thước: 16 x 24 cm
Dịch Giả TS Thích Thanh Quyết, PGS TS Trinh Khắc Mạnh Đồng Chủ Biên
Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: 1028
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội -