Nếu không nói trên diện rộng là toàn cõi Á Đông này, hay cho đến toàn thế giới, riêng ở Việt Nam thì hầu như không ai không biết đến tác phẩm trứ danh của La Quán Trung là Tam quốc diễn nghĩa, được xếp vào tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Hồng lâu mộng, Tây du ký và Thuỷ hử truyện. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm dựa theo bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ, qua tài nghệ văn chương của tác giả đã tạo tác ra một tác phẩm như là sử nhưng lại là tiểu thuyết, lưu truyền rộng rãi đến người đọc, vừa được thưởng thức văn chương, vừa hiểu được thêm về sử.
Ở đây, Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc mang một sứ mệnh khác, nội dung cuốn sách là những mẩu truyện về những nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhưng mang một hình hài khác, dáng dấp khác. Một số những tình tiết về nhân vật không được đề cập trong Tam quốc diễn nghĩa, tức là những mẩu truyện được người trong dân gian lưu truyền, hầu hết đều là hư cấu, mục đích của hư cấu là để kích thích hưng phấn cho người đọc, khiến cho người đọc tò mò. Thậm chí những tình tiết hư cấu mang tính chất văn hoá dân gian, tôn giáo dân gian rất rõ rệt, ví dụ như để giải thích một hiện tượng thờ cúng tín ngưỡng ở một nơi nào đó của Trung Quốc, giải thích tại sao một hòn đá lại mang hình hài con rùa lớn, tại sao vùng đất kia bằng phẳng, hay chung quanh toàn muỗi mòng và ếch nhái nhưng nơi này lại không…
Những nhân vật trong Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc này đôi khi được thiêng hoá, mang dáng dấp của một vị thần, có năng lực siêu việt để xử lý một vấn đề mà rất nhiều người bình thường hợp lại với nhau cũng không thể nào xử lý được; nhân vật được giao tiếp với thần tiên, ma quỷ một cách không trở ngại gì, thậm chí còn có thể thắng cả quỷ thần để bảo vệ một tòa thành, cứu sống một mạng người từ tay thần chết hay thượng đế. Đôi khi những nhân vật ấy lại bị hạ bệ, giải thiêng hóa, như trong truyện đề cập đến sự xảo trá và quỷ quyệt của Lưu Bị, sự trẻ con của Trương Phi và thậm chí kể cả với Quan Công...
Quyển sách cũng có truyện kể về sự ra đời của Quan Công mà hầu như ít được đề cập đến. Hoặc việc thu phục Châu Xương của Quan Công cũng có hai thuyết kể lại khác nhau, cùng những mẩu truyện hấp dẫn ly kỳ khác mà hết sức bình dân…
Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc được thu thập điền dã bởi một đội ngũ đông đảo và công phu như Châu Dương Phàm, Trương Hồng Hoa, Phùng Kim Bình, Châu Học Trung, Trần Liên Trung… qua những lời kể của những người lớn tuổi tại địa phương, mang màu sắc văn hoá dân gian đậm nét.
Tập sách không chỉ là một tập truyện mang tính giải trí đơn thuần, mà nó còn là một tập tài liệu cho giới nghiên cứu văn hoá dân gian, tín ngưỡng dân gian.
. Giới thiệu cuốn sách
Nếu không nói trên diện rộng là toàn cõi Á Đông này, hay cho đến toàn thế giới, riêng ở Việt Nam thì hầu như không ai không biết đến tác phẩm trứ danh của La Quán Trung là Tam quốc diễn nghĩa, được xếp vào tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Hồng lâu mộng, Tây du ký và Thuỷ hử truyện. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm dựa theo bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ, qua tài nghệ văn chương của tác giả đã tạo tác ra một tác phẩm như là sử nhưng lại là tiểu thuyết, lưu truyền rộng rãi đến người đọc, vừa được thưởng thức văn chương, vừa hiểu được thêm về sử.
Ở đây, Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc mang một sứ mệnh khác, nội dung cuốn sách là những mẩu truyện về những nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhưng mang một hình hài khác, dáng dấp khác. Một số những tình tiết về nhân vật không được đề cập trong Tam quốc diễn nghĩa, tức là những mẩu truyện được người trong dân gian lưu truyền, hầu hết đều là hư cấu, mục đích của hư cấu là để kích thích hưng phấn cho người đọc, khiến cho người đọc tò mò. Thậm chí những tình tiết hư cấu mang tính chất văn hoá dân gian, tôn giáo dân gian rất rõ rệt, ví dụ như để giải thích một hiện tượng thờ cúng tín ngưỡng ở một nơi nào đó của Trung Quốc, giải thích tại sao một hòn đá lại mang hình hài con rùa lớn, tại sao vùng đất kia bằng phẳng, hay chung quanh toàn muỗi mòng và ếch nhái nhưng nơi này lại không…
Những nhân vật trong Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc này đôi khi được thiêng hoá, mang dáng dấp của một vị thần, có năng lực siêu việt để xử lý một vấn đề mà rất nhiều người bình thường hợp lại với nhau cũng không thể nào xử lý được; nhân vật được giao tiếp với thần tiên, ma quỷ một cách không trở ngại gì, thậm chí còn có thể thắng cả quỷ thần để bảo vệ một tòa thành, cứu sống một mạng người từ tay thần chết hay thượng đế. Đôi khi những nhân vật ấy lại bị hạ bệ, giải thiêng hóa, như trong truyện đề cập đến sự xảo trá và quỷ quyệt của Lưu Bị, sự trẻ con của Trương Phi và thậm chí kể cả với Quan Công...
Quyển sách cũng có truyện kể về sự ra đời của Quan Công mà hầu như ít được đề cập đến. Hoặc việc thu phục Châu Xương của Quan Công cũng có hai thuyết kể lại khác nhau, cùng những mẩu truyện hấp dẫn ly kỳ khác mà hết sức bình dân…
Truyền thuyết các nhân vật Tam quốc được thu thập điền dã bởi một đội ngũ đông đảo và công phu như Châu Dương Phàm, Trương Hồng Hoa, Phùng Kim Bình, Châu Học Trung, Trần Liên Trung… qua những lời kể của những người lớn tuổi tại địa phương, mang màu sắc văn hoá dân gian đậm nét.
Tập sách không chỉ là một tập truyện mang tính giải trí đơn thuần, mà nó còn là một tập tài liệu cho giới nghiên cứu văn hoá dân gian, tín ngưỡng dân gian.