Tư Trị Thông Giám Tập 9
256,500₫285,000₫
Đặt trước (Dự kiến có sách 29/8/2022)
Tên sách: Tư trị thông giám - Tập 9
Thể loại: Văn học lịch sử kinh điển
Dịch giả: Phạm Thành Long
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 559
Hình thức: Bìa cứng
Giá bìa: 285.000 đ
Đơn vị liên kết: Tri Thức Trẻ Books & NXB Văn Học
TƯ TRỊ THÔNG GIÁM - TẬP 9
Tư trị thông giám tập chín mở đầu bằng việc Tiêu Đạo Thành ép Tống Thuận đế nhường ngôi. Bản thân Tiêu Đạo Thành cũng hiểu rõ "Tống thị nếu không có cốt nhục tương tàn, tộc khác há có thể lợi dụng cái khốn của họ" nên ông thường đối xử khoan hậu với huynh đệ và dặn dò con mình là Tề Vũ đế Tiêu Trách phải chú ý điều đó. Nhưng chẳng bao lâu sau, triều Tề đã lặp lại bi kịch nghi kỵ và tàn sát tông thất không khác gì nhà Lưu Tống. Và cũng hệt như những gì đã xảy ra trong giai đoạn lịch sử trước đó, một quyền thần của triều Tề là Tiêu Diễn, vốn là bà con xa của dòng dõi Tiêu Tề, đã cướp ngôi nhà Tống và lập ra nhà Lương.
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, việc tàn sát do nghi kỵ là một tệ nạn thường xảy ra của chế độ chính trị quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, nhưng việc xảy ra thường xuyên và lặp đi lặp lại từ Đông Tấn đến Lưu Tống, Nam Tề lại là những sự kiện điển hình hiếm thấy, nó phản ánh sự rối rắm phức tạp trong các mâu thuẫn xã hội lúc bấy giờ.
Trái ngược với tình hình rối ren ở phương nam, chính quyền phương Bắc đã hội tụ đủ những điều kiện tuyệt vời để tiến hành một cuộc cải cách chưa từng có, tuy nhiên cuộc cải cách của Hiếu Văn đế cũng không hề dễ dàng.
Tư trị thông giám tập chín cũng ghi chép những thảo luận quý báu trong chính sách đúc tiền và quản lý khai thác muối ở cả triều đình Bắc Ngụy và Tề - Lương. Những chính sách xung quanh việc đúc tiền có thể đưa ra những gợi ý quan trọng trong việc định giá tiền tệ, phát hành tiền tệ và cách thức để tiền tệ lưu thông, vốn là một chủ đề nóng hiện nay. Việc quản lý khai thác muối có thể được dùng để tham khảo giá trị cho các chính sách về tài sản công hữu của quốc gia.