Clean Code là gì? Tại sao phải CLEAN CODE trong lập trình?
Clean Code là gì? Tại sao phải CLEAN CODE trong lập trình?
CLEAN CODE LÀ GÌ?
Mỗi lập trình viên có thể có một định nghĩa khác nhau về mã sạch. Theo Bjarne Stroustrup - cha đẻ ngôn ngữ C++ và là tác giả của cuốn “The C++ Programming Language”:
“Tôi muốn các dòng mã của tôi phải thanh lịch và hiệu quả. Các logic nên đơn giản để khó ẩn giấu lỗi, hạn chế những sự phụ thuộc để dễ dàng bảo trì, xử lý lỗi hoàn chỉnh theo chiến lược khớp nối thống nhất, và hiệu suất gần như tối ưu để không cám dỗ người ta làm mã lộn xộn với những trò tối ưu hóa lố lăng. Mã sạch là mã làm tốt một thứ.”
Nói tóm lại, Clean code nếu dịch ra thì có nghĩa là “mã nguồn sạch”, nhưng hiểu một cách đơn giản thì clean code bao gồm: cách tổ chức mã nguồn, cách triển khai mã nguồn sao cho khoa học, dễ hiểu và đem lại hiệu năng cao cho chương trình.
TẠI SAO PHẢI CLEAN CODE TRONG LẬP TRÌNH?
Việc áp dụng "mã sạch" sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho lập trình viên:
Bảo trì gần như là khâu bắt buộc đối với những sản phẩm phần mềm nói riêng và các sản phẩm kỹ thuật nói chung.
Khi bảo trì code, nếu người trước biết clean code thì người sau vào làm sẽ dễ dàng mở rộng chương trình, phát triển thêm tính năng mà không phải sửa đổi mã nguồn cũ.
Ngược lại, nếu không clean code thì sau này bảo trì và phát triển lên sẽ rất khó trong việc mở rộng mã nguồn. Thậm chí, trường hợp tệ nhất có khi còn phải đập đi xây lại toàn bộ nữa, gây lãng phí nguồn lực.
Nếu một lập trình viên biết clean code thì họ sẽ không bao giờ viết code để cho mỗi mình anh ta đọc hiểu. Họ sẽ luôn nghĩ đến việc làm sao viết code để cả người khác khi đọc vẫn có thể hiểu được.
Để đánh giá thì trình độ của một lập trình viên sẽ phải dựa trên rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng nếu gói gọn lại trong khía cạnh kỹ thuật thì việc nắm được, hiểu được và áp dụng được clean code sẽ thể hiện phần nào trình độ kỹ thuật của một lập trình viên.
Đôi khi clean code còn thể hiện kinh nghiệm của một lập trình viên ra sao. Việc code nhiều, gặp nhiều lỗi sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm theo năm tháng.
Đối với các công ty phần mềm thì điều này càng chính xác hơn, đặc biệt là trong khâu phát triển sản phẩm (xây dựng mã nguồn chương trình)
Nếu tất cả thành viên của dự án đều code theo một chuẩn chung thì dự án sẽ phát triển rất nhanh, ít xảy ra lỗi, dễ bảo trì sau này và chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn.
“Chuyên nghiệp” là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều muốn hướng đến, đặc biệt là các doanh nghiệp làm phần mềm. Xét về khía cạnh kỹ thuật, để đánh giá một đội ngũ phát triển phần mềm có chuyên nghiệp hay không thì hãy nhìn vào cách họ tổ chức mã nguồn, quản lý mã nguồn, đảm bảo an toàn thông tin,...
-----
Clean Code - Mã sạch và con đường trở thành lập trình viên giỏi
Robert Cecil Martin
Bạn đọc quan tâm đặt sách tại đây
Đến với cuốn sách này, các bạn sẽ học được:
- Cách phân biệt mã tốt và mã xấu
- Cách viết mã tốt và cách chuyển mã xấu thành mã tốt
- Cách tạo tên tốt, hàm tốt, đối tượng tốt và lớp tốt
- Cách định dạng mã để có thể đọc được tối đa
- Cách thực hiện xử lý lỗi hoàn chỉnh mà không che khuất logic mã
- Cách kiểm tra đơn vị và thực hành phát triển theo hướng kiểm tra